http://hinhnendepnhat.net/wp-content/uploads/2014/09/hinh-nen-dong-hoang-hon-tren-bien-dep-nhat.gif

TRANG CHỦ

https://lh3.googleusercontent.com/-DhZKmpR-gws/VS20-_TCQ3I/AAAAAAAAAHo/blOF6EAIDvE/w426-h237/15%2B-%2B1

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

BỘI TÍN

TÁC GIẢ: DƯƠNG HUY HOÀNG


Không có chuyến đi Đà lạt, còn lâu tôi mới gặp hắn. Lang thang cả tuần, rả rời đôi chân tìm hứng viết một cái gì đó mà ý tưởng cứ trôi theo mây trời lảng đảng.
Cũng may (hay xui)- sau một tuần lang thang tôi tình cờ gặp hắn.
Chính hắn chứ không ai khác. Dù hắn thay đổi nhiều, tôi vẫn nhận ra bộ mặc bóng như dái heo của hắn.

Hắn đã gieo vào lòng tôi nỗi ân hận âm ỉ mấy chục năm nay không lúc nào nguôi ngoai.
Trời ở đây lạnh mà trán hắn vẫn đẩm mồ hôi vì bưng bê những chiếc lò than rực lửa. Cầu mong hắn đừng nhận ra tôi.

Hơn mười năm không gặp, nhiều người cũ có thể không nhận ra tôi bởi ngoại hình đã nhiều thay đổi. Ở vào tuổi “Nhi bất hoặc” con người ta có khuynh hướng phì nộn. Tôi cũng vậy, không còn gầy gò đen đúa như xưa. Mười năm, trọng lượng tăng gần hai chục ký, cộng thêm bộ ria mép cố tình để dài dù chỉ mọc thưa thớt làm cho mặt tôi có phần khác lạ nên hắn không nhận ra là phải. Thi thoảng có người nhận ra tôi đều bật lên câu :“Phát tướng!” Chắc họ ngỡ rằng đi kèm với dáng vẻ mập mạp trắng trẻo ấy tôi hẳn đã phát tài phát lộc

Họ lầm! Tôi nghèo

Thậm chí, tôi còn nghèo hơn cả lúc làm thợ sữa chữa khoá trước hiên đối diện nhà hắn, có nghĩa là vận mệnh đen đủi hơn xưa. Mười năm trước tôi còn có vợ con, nhà cửa, sự tự do cùng với lòng tự tin. Còn hiện tại, tôi không còn có ai là người thân bên cạnh, không nhà cửa, không bạn bè và nhiều lúc…không muốn sống!

Tôi làm nhân viên giặt ủi trong một nhà hàng khách sạn. Nghề của tôi là giặt từng cái nón đến chiếc quần silip. Từ chiếc áo thụng của thầy tu cho đền chiếc váy ngắn củn cỡn của ả gái điếm. Từ chiếc khăn trải bàn dính đầy nước mắm, nước tương và đôi khi đầy những thứ tanh tưởi do những kẻ say sưa tràn họng ói ra, cho đến những tấm drap trải giường lấm lem vết máu hay những đốm “keo” khô mang hình những đám mây loang lổ. Nghĩa là phải tẩy sạch tất cả cặn bã của sự hoan lạc mà người khác để lại

Do công việc thường tiếp xúc với nước và xà bong, lại luôn ở trong mát cùng với sự vận động thường xuyên, lại còn “hưởng xái” cơm thừa canh cặn trong nhà hàng mà thực khách ăn không hết để lại nên “phát tướng” là phải

Những lúc buồn chán tôi tập tành viết lách, may mắn được đăng vài bài báo ở văn nghệ tỉnh, thành thử mới có được chuyến đi Đà Lạt hôm nay do Hội văn nghệ mời với tư cách hội viên.
Anh bạn nhà thơ thì thầm vào tai tôi bài thơ mới vừa viết xong cùng với vài câu thơ xuất hiện bất chợt khi đang ngồi nhậu. Tôi nghe anh đọc thơ trong vô vàn âm thanh ồn ào của quán. Tiếng mhạc đan xen với tiếng chửi thề, có ai đó ở bàn bên phía sau lưng đang lấy chủ nghĩa duy vật để chứng minh cho một hiện tượng gì đó mà cả thế giới người ta còn mù mịt. Tiếng chó sủa, khói bay, hơi rượu, mùi mỡ cháy hoà quyện với giọng thơ trầm bổng rì rào. Chỉ với hơn nửa giờ, thế gian này đã nhận thêm được một bài thơ mới ngay ở tại bàn rượu, đối diện món ngầu pín. A ha! Hoan hô thịt cầy, hoan hô ngầu pín….rượu đã làm cho tứ thơ thăng hoa. Hoan hô những nhà thơ của nền công nghiệp phát triển…Thơ ca muôn năm.
Anh bạn đột nhiên huýt vào hông tôi:
-Sao nghe được không?
Tôi giật mình ngơ ngác , rồi hiểu ra, rồi tươi lên, trầm ngâm, trợn lên, rồi lim dim như đang tận hưởng, chiêm ngưỡng một kiệt tác:
-À,À..được đấy chứ! Lời lẽ súc tích, ý tứ tiềm ẩn,cao siêu -Tôi trịnh trọng- nội cái câu” Phật, Chúa, A la cùng nhìn về… ba hướng” mới tuyệt làm sao! Mình không ngờ chỉ với hơn xị rượu bạn đã đẻ ra cái tứ thơ thật độc chiêu. Riêng cái câu:”Họ giết nhau vì muốn làm đời trong sạch” quá ư là chí phải. Mình đã đọc đâu đó một câu đại loại: ”thế giới luôn loạn lạc vì có quá nhiều người muốn làm cho nó trở nên tốt đẹp… theo cách của mình”, còn câu này nữa…câu gì mới nghe..chậc.. À! Phải rồi, chính là câu đó…quả là bài thơ hết ý. Ôi, thiên tài!
Tôi bổng trở nên sinh động hơn. Rượu ngon, thịt béo, thơ văn, phút chốc làm tôi tạm quên cái thằng người đang đứng nướng trong kia

Ngà ngà say, rời làng nướng hai thằng ngất ngưởng lội bộ về nhà khách trong cái gai lạnh sương mù. Anh bạn có vẻ thích chí với bài thơ vừa làm được. Chắc tối nay anh ta khó ngủ vì vui sướng. Còn tôi đêm nay khó mong tìm được giấc ngủ bình yên
Qủa thật, tôi đã làm đủ cách mà giấc ngủ vẫn không đến. Những hình ảnh muốn quên cứ chập chờn. Gương mặt ông Tửng ần hiện cam chịu, buồn bã khi xa khi gẩn trước mắt tôi. Ông Tửng ơi, tôi đã gặp nó rồi, nhưng tôi không biết làm gì để chuộc lỗi mình. Trời ơi, giá như tôi có thể làm lại từ đầu thì hay biết mấy.Ông Tửng ơi xin hãy tha thứ cho tôi.
Tôi ngồi bật dậy. Phải rồi, viết. Tôi phải viết, vì chỉ có viết ra như một lời thú tội mới mong thanh thản được phần nào chăng? Và cũng là để trả nợ áo cơm cho những ngày phởn phơ nơi đây
Tôi ngồi vào bàn nâng viết lên ngang mặt rồi nhắm mắt như một kẻ ngồi thiền, cố hình dung về cuộc đời của ông bạn vong niên quá cố với những gì mà ông đã kể cho tôi nghe.

Đó là khoảng cuối thập niên bốn mươi, khi tiếng súng còn vang trên các mặt trận ở Trung Quốc. Ngày cậu Tửng rời làng cùng vài người bạn vượt biên sang Lào, vào rừng tìm trầm và cũng là để trốn lính khi vừa được hai mươi mốt tuổi
Tửng sinh ra trong một gia đình thuộc dòng khoa bảng, nhưng đến đời ông nội của cậu thì chỉ còn lại chút danh tiếng của lão thầy đồ kiêm bốc thuốc trong một làng quê hẻo lánh, từ lúc cụ Sơ trót dính dáng đến Thái Bình Thiên Quốc, để rồi trôi dạt tận góc trời Vân Nam, chọn sơn địa này làm nơi lánh nạn. Trước khi nằm xuống, ông đã kịp để lại cho đời một đứa con nối dòng. Đó chính là ông nội của Tửng

Dạy học và bốc thuốc, với một lòng nhiệt thành, ông nội cậu đã tạo được chút tên tuổi trong cái làng chỉ quen sống bằng nghề nương rẫy. Người ta biết đến ông như một người có công khai hoá vỡ lòng; một ông thầy đầu tiên cho những đứa trẻ đi học còn phải có người nhà đi kèm; một thầy lang nhân ái
Tửng sinh ra trong cái làng quê ấy để rồi trở thành chàng trai nông dân như bao con trai ở đất địa này. Mọi tự hào về danh giá của dòng tộc xa xưa trở nên mờ nhạt. Cho đến đời Tửng không còn lại chút vết tích nào ngoài cái vốn học biết đọc biết viết và Tam cương ngũ thường do thầy đồ - cha -truyền lại
Tửng là con trai duy nhất, giống như ông và cha của mình. Hệ phả nhìn vào cứ thẳng tuồn tuột như ngọn nến, vì ba đời mỗi cây chỉ được một trái. Cũng chính vì thế cha mẹ đã đi hỏi vợ cho cậu khi mới mười sáu tuồi. Cái tuổi thích chạy long nhong cùng lũ bạn hơn ở nhà, với những hôm đùa giỡn trên đồi, nơi có cây đa đại thụ mà mỗi khi leo lên đó, Tửng có thể nhìn bao quát cả một vùng. Cha Tửng nói tất cả nhau và cuống rốn của mọi người được sinh ra trong làng được chôn quanh gốc cây này, để mai sao dù có đi đến nơi đâu cùng nhớ đường mà trở về. Cây đa nghe đồn đã có đến trên dưới năm trăm tuồi. Chôn ở đó như trao gửi Sơn thần gìn giữ những đứa con của làng, bảo vệ chúng tai qua nạn khỏi trước những giông bão cuộc đời

Người độc mồm hay nói: ”Một đời ngự y, ba đời suy” không biết có phải vậy không? Chỉ biết đến đời Tửng nghề thuốc thang cũng chẵng còn ngoài vài ba bài thuốc gia truyền trị cảm mạo nhức đầu sổ mũi cũng không ai cần đến nữa…Còn cậu, nghèo rớt như dân cả cái làng quê này.
Có những chiều nhìn về phía chân trời xa, nơi cánh chim bay ngút mắt, Tửng
bổng thèm được đi đây đó mọi miền. Máu lưu lạc tiềm ẩn bao đời tưởng chừng đã ngủ yên , giờ chảy rần rật trong huyết quản. Trời rộng mà làng lại quá hẹp. Đứng sau cây đa lớn chưa thấy được những gì khuất sau ngọn đồi phía chân mây. Tửng ước mình được như cánh chim.
Tửng lấy vợ. Vợ Tửng là một cô gái cùng tuổi. Dù không đẹp nhưng được cái siêng năng chăm làm, ít nói hiền như cục đất củ khoai. Tuy chữ nghĩa ít ỏi nhưng cũng biết thế nào là tam tùng tứ đức . Trận đại dịch đã cướp đi mạng sống song thân. Tửng chẳng còn ai là người thân thiết trên đời ngoài cô vợ quê mùa lam lũ. Làng quê xơ xác qua cơn dịch bệnh, đã nghèo càng thêm nghèo. Ý tưởng rời khỏi nơi đây càng thêm nung nấu trong lòng.
Tửng chưa thể đi được vì cô vợ có mang
Thằng Đại ra đời. Vợ Tửng tất bật với những lo toan mới. Hằng ngày địu con trên lưng cùng chồng phá thêm đất làm nương. Thằng Đại vừa bước chân chập chững vợ Tửng lại có mang…và thằng Thứ ra đời. Mỗi khi thắp hương trên bàn thờ Cửu Huyền, Tửng thầm hãnh diện, vì ít ra về khoản nối dòng, cậu đã hơn hẳn cha và ông của mình. Cô vợ trẻ ngày nào giờ xấu ỉn vì những vất vả nhọc nhằn. Ngực lúc nào cũng căng đầy sữa, chảy xệ trong tư thế sẳn sàng cho con bú bất kỳ lúc nào với chiếc áo cũ phong phanh không gài nút, đâu còn giữ được dáng vẻ thẹn thùng như lúc mới bước chân về nhà chồng.

Với hai đứa con nhỏ, vợ Tửng chỉ còn quanh quẩn với đám rau cùng gà heo trong nhà, không thề cùng chồng ra nương. Nỗi cơ cực cứ đè nặng lên vai cậu con trai mới lớn. Ước mơ vượt thoát ngày càng thêm mãnh liệt.
Một hôm Tửng bảo vợ:
-Sống nghèo như vầy hoài chán lắm! Mình hãy ở nhà chăm sóc các con. Tôi cùng mấy người bạn sang Lào xem liệu có khá lên được chăng? Nghe nói bên ấy có người tìm trầm hoặc đãi vàng mà trở nên giàu có, vả lại mạn bắc đang có đánh nhau, ở nhà có ngày tôi sợ bị bắt đi lính. Làm thằng lính tôi không ham.
Tửng ôm thằng Đại lên, hôn vào má nó rồi nói:
-Tôi là người còn lại duy nhất trong dòng họ, may mắn được mình sinh cho hai con nối dõi. Đời chúng ta cơ cực. Tôi có thể hy sinh tính mạng để mẹ con mình được sống sung sướng, con cái chúng ta được học hành đến nơi đến chốn, ít ra cũng làm rạng rỡ phần nào để tổ tiên nhà ta khỏi tủi thân khi thấy con cái xa dần chữ nghĩa thành kẻ thất học chân lắm tay bùn. Tôi chỉ còn có mình và hai con là người thân duy nhất trên đời.. Cho dù có đi đến chân trời góc bể hoặc có vào dầu sôi lửa bỏng thì khi bình yên, người đầu tiên tôi nhớ đến là mình và các con. Ngày nào còn bảo tồn được bản thân ấy là tôi bảo tồn vì mình.
Chị đã khóc không nói được lời nào. Nhìn chồng mà nước mắt lả chả. Chị vốn ít lời, thường ngày chỉ lắng nghe anh nói và phục tùng như một người hầu tận tuỵ. Nhìn chồng ăn ngon ngủ yên lòng đã cảm thấy vui sướng. Tửng đọc được niềm vui qua ánh mắt và những cử chỉ săn sóc tự nhiên như bản chất sẵn có của người phụ nữ Á đông trong cuộc sống thường nhật
Đêm đó, hai vợ chồng đã sống trọn vẹn cho nhau như ngày đầu hợp cẩn

Ngày ấy ra đi, ông Tửng mang theo niềm hy vọng đổi đời mãnh liệt. Ông cùng mấy người bạn vượt biên sang đất Lào, luồn sâu vào rừng hàng mấy tháng trời, chịu đói khát, muỗi mòng và sốt rét. Tìm được một ít trầm định trở về quê thì cả nhóm bị cướp chặn đường. Họ chống trả quyết liệt. Tửng bị một tên cướp dùng cây đập vào đầu bất tỉnh . Khi tỉnh dậy, không thấy mọi người đâu, ngoài xác chết hai người trong đoàn. Sợ quá, Tửng gắng gượng tìm chỗ trốn. Cái chân đau như sắp gãy khiến Tửng không thể bò nhanh. Lết được hơn hai ngày trời ,Tửng kiệt sức vì đói khát nhưng cũng gắng gượng tìm được một bẫy thú rừng rồi ngất đi bên cạnh đó.

Tửng được người chủ của cái bẫy mang về lán vào sáng hôm sau khi hơi thở chỉ còn thoi thóp vì đói và sốt rét cùng với thân mình đầy vết máu khô do đàn vắt hút no nê còn để lại vương vãi. Người kia xí xô xí xào vào hai tai mà Tửng không hiểu ông ta muốn nói gì. Nhờ những tô thuốc đen thui đắng nghét mà vài ngày sau cơn sốt rừng cũng dần bị đẩy lùi, hai người cùng cáng Tửng đi về bản của họ. Ở được mười ngày, chân hết đau Tửng từ tạ ra đi.
Đáng lẽ phải ngược trở về quê, Tửng lại tiếp tục đi xuôi vào Nam. Anh không muốn trở về mà không mang theo được gì. Anh tìm đến những nơi có đông người, nhận làm những công việc nặng nhọc để có cái ăn qua ngày, vừa làm kiếm ăn vừa tìm cách xuôi vào Nam. Nơi Tửng đi qua có lúc là làng bản, có khi là đô thị tấp nập ngựa xe

Một hôm, anh nhận ra vài người nói giọng quê mình đang nhếch nhác tụ tập dưới một mái hiên đường phố. Họ mang theo cả nồi niêu soong chảo và trăm thứ hầm bà lằng cho một cuộc di cư. Qua lời họ kể, Tửng biết rằng chiến tranh đã tràn qua làng mình.
-Chết nhiều lắm. Những trái đạn pháo hất tung xác người trên từng lùm cây bụi cỏ. Làng của cậu chắc là không ai chạy thoát. Họ đánh nhau cả tháng trời đến một con chó cũng không còn nguyên vẹn.-Một ông già đã nói với Tửng như thế.

Anh điếng hồn chạy về hướng đồi hoang nhìn về phương bắc rồi khuỵ xuống, hai tay nắm chặt vào nhau. Tửng vái Thần Thánh, Phật, Trời…Tất cả những đấng thiêng liêng đang ngự ở trên cao, phù hộ cho vợ con anh được tai qua nạn khỏi. Tửng khóc, tự trách mình sao không có mặt bên cạnh vợ con để cùng sẻ chia hoạn nạn.

Liên tiếp mấy ngày sau đó, tin chiến sự bay tới tấp. Toàn những tin Tửng không muốn nghe hay đúng hơn là không dám nghe. Quê Tửng đàn bà trẻ con chết như rạ. Đàn ông hầu hết đều đã bỏ trốn do sợ bị bắt lính. Tửng thơ thẩn bước theo dòng người chạy loạn, ruột gan như đứt từng đoạn.
Những ngày sau là một chuỗi dài đầy biến động. Đoàn người được gom về một khu tạm cư nhưng sau đóTửng lại tìm cách thoát ra. Anh cùng một người bạn mới quen, xuyên rừng qua Campuchia rồi qua luôn Việt Nam, dong ruổi trên các đường phố sinh sống bằng nghề mua bán ve chai lông vịt. Rồi ở luôn tại Long Xuyên.

Cũng như đa số người Hoa cần mẫn trên đất Việt, những năm đầu quảy đôi cần xé, Tửng đi khắp các hang cùng ngõ hẻm. Sau vài năm tích luỹ được số vốn kha khá , Tửng mua một bãi đất trống , che tạm làm nhà kho chứa phế liệu. Thấm thoát hơn mười năm xa quê nhà. Nhiều lúc Tửng cũng có nghĩ đến việc trở về nhưng suy đi tính lại thấy không ổn. Liệu có còn ai sống sót không mà trở về nơi ấy? Vả lại ở ViệtNam đang có chiến tranh, cho dù muốn trở về cũng khó có thể thực hiện. Thôi thì cứ lo kiếm tiền cái đã, khi nào có dịp về sau. Tửng tự an ủi mình như vậy mỗi khi nỗi nhớ quê cồn lên.
Chiến tranh là huỷ diệt cái này để tạo ra cái khác. Có bao nhiên người thay đổi số phận do chiến tranh? Điều đó khó có thể biết hết được. Chuyện khổ đau tang tóc, sinh ly tử biệt, tán gia bại sản diễn ra từng phút từng giờ ở những nơi chiến tranh đi qua. Thế nhưng cũng có người nhờ chiến tranh mà phát tài phát lộc. Tửng may mắn được nằm trong số ít người đó.
Vựa của anh không mấy chốc đã phát đạt không ngờ bởi phế liệu từ chiến tranh không làm sao kể hết. Tửng phải thuê thêm hàng chục người làm. Anh trực tiếp đứng ra ký những hợp đồng thu gom phế liệu với những vị tai to mặt lớn trong quân đội, mua từ chiếc vỏ đạn đến xác xe tăng, tàu bay. Muốn làm được điều đó, dĩ nhiên anh phải mở rộng những mối quan hệ của mình trong thương trường và trong quân đội. Thêm mười năm sau nữa Tửng đã trở thành đại gia có tiếng trong tỉnh lỵ với cái tên “ Ông Tửng phế liệu.”

Trong số những người làm công cho Tửng có một quả phụ người Việt gốc Hoa nhỏ hơn Tửng hàng chục tuổi, hoàn cảnh thực đáng thương. Chồng cô ta chết trận khi đứa con trai còn ẵm ngửa. Tửng nhận cô vào giúp việc vặt khi biết cô ta không còn ai là người thân thiết trên đời. Điều đặc biệt, cô ta có khuôn mặt hao hao giống vợ Tửng nơi quê nhà. Đó là lý do thầm kín khiến anh nhận cô vào làm. Tửng chạnh nhớ đến thân phận của mình cũng tứ cố vô thân…

Sau một thời gian, Tửng cưới người ấy làm vợ. Nhiều người ngạc nhiên trước quyết định của anh. Vì với tiền bạc của cải ngần ấy, Tửng có thể cưới năm ba cô vợ trẻ non tơ cùng một lúc. Người ta vui miệng nói nhỏ với nhau: Đúng là “Tửng”, tự nhiên hốt ổ mang về nhà “phụng dưỡng”. Thời chiến , trai thiếu gái thừa ở đâu mà không có cảnh mẹ goá con côi…

Tửng yêu quý con riêng của vợ như con ruột của mình, bởi ông không còn khả năng sinh con nữa, không biết phải do di chứng của bệnh sốt rét rừng hai mươi năm trước hay vì do những chén thuốc đắng nghét mà người dân tộc thiểu số Lào đã cho ông uống ngày ấy? Chỉ nghe các bác sĩ bảo rằng ông không thể có con dù đã cố gắng điều trị đủ cách.
Ăn ở với nhau được năm năm, cô vợ bỗng nhiên lăn ra mà chết. Tửng buồn bã thề ở vậy suốt đời không lấy ai nữa . Anh ra sức chăm lo cho thằng bé với hy vọng ngày sau nó sẽ nối nghiệp mình và để khi chết còn có người nhang khói.

Giải phóng miền nam
Những doanh nhân lớn tìm đủ cách trốn đi nước ngoài, riêng ông Tửng lưỡng lự không biết có nên đi hay không?, vì ở đâu ông cũng không có ai là người thân thuộc. Cuối cùng, ông chọn cho mình cái cách ở lại bằng phương pháp hiến một phần tài sản lớn cho nhà nước với hy vọng lập chút công, sống yên ổn nốt quãng đời còn lại, nhưng như vậy cũng chưa phải là yên. Khi cần tiền ủng hộ,người ta mời ông. Chửi Trung cộng, người ta lại lôi ông ra…cuối cùng ,ông Tửng đề nghị chính quyền sở tại đổi ngôi biệt thự cha con ông đang ở, làm trụ sở cơ quan. Bù lại, ông sẽ nhận lấy hai căn nhà mặt tiền trên con đường nhỏ. Ủy ban thị xã đã mời ông lên để biểu dương và nói lời cảm ơn.
Đó là hai căn nhà hai tầng ở cạnh nhau mà người chủ cũ của nó vốn là một sỹ quan ngụy đã trốn ra nước ngoài. Trông có hơi cũ kỹ nhưng còn có thể ở đó mà buôn bán kiếm đồng vô đồng ra chứ ở chi toà biệt thự to lớn mà chỉ thấy toàn hao tài tốn của. Ông Tửng chẳng còn gì ngoài hai căn nhà ấy và một ít vốn đủ hùn với vài người quen có kinh nghiệm, mở một quán phở và một quán cà phê bên cạnh nhau

Một hôm ông Tửng mừng vui bảo tôi
-Nị ể nhà mạnh giỏi a, ngộ li dè xứ thăm mồ mả cái thằng ông già của ngộ.
Nhìn ông lão gầy gò trên dưới bảy mươi tuổi cười móm mém tôi ái ngại :
-Ngoài ấy nghe nói mùa này lạnh lắm, ông đã già, đường thì xa, liệu có vất vả lắm không?
Ông vỗ vai tôi:
-Dắt dả cũng li, nhớ quê quá dồi, pây giề không li thì không piết pao giề mới li lược, ngộ dà dồi !
Ông nói mà mặt buồn rười rượi. Tôi nhìn ông thương cảm. Cũng phải thôi, xa quê hương gần nửa thế kỷ mà không làm sao có thể về thăm được cho dù tiền bạc có thừa.
Con hổ sắp chết còn quay đầu về núi, con voi cũng biết tìm về nấm mộ chung mà rũ xương tàn, huống chi tiềm ẩn ở mỗi con người vẫn là tình cảm.Ý nghĩ tìm về nơi chôn nhau cắt rốn không phải chỉ có ở riêng ai, luôn là nỗi niềm đau đáu của người biệt xứ. Tôi chúc ông đi thượng lộ bình an.

Tôi quen ông Tửng được gần ba năm, kể từ ngày thuê được mái hiên căn nhà đối diện với quán cà phê của ông để đặt tủ đồ nghề sửa chìa khoá ở đó. Vợ tôi sáng sáng ngồi bán một thau xôi to tướng ở cạnh bên. Thu nhập của cả hai vợ chồng cũng có dư chút đỉnh vì cả hai đều biết liệu cơm gắp mắm. Cuộc sống tuy đạm bạc nhưng yên ấm hạnh phúc.

Mỗi sáng tôi thường bước sang quán ông, uống một ly cà phê đen. Có khi ngồi nói chuyện với ông cả buổi . Ông rất thích tôi, vì thấy hai vợ chồng tuy nghèo nhưng chịu khó chăm chỉ làm ăn. Ở ông, người ta không tìm ra được thái độ khinh khỉnh thường thấy ở những người giàu có hay đã từng trở nên giàu có. Ông chưa bao giờ kể cho tôi nghe về đoạn đời sung sướng thời cực thịnh mà chỉ nói về những gian khổ mà ông đã trải qua. Còn tôi khâm phục ông ở tấm lòng nhân hậu khi nghe nhiều người khác kể về ông. Có điều mỗi khi nhắc đến ông, người ta thường chép miệng: ”Ông già bạc phước.”

Mà cũng bạc phước thật! Làm thân gà trống nuôi “vịt” gần hai mươi năm, lúc nào ông cũng mong cho con được học hành đến nơi đến chốn để sau này hoàn cảnh có đổi thay tự nó cũng có thể một mình đứng vững. Thế mà mới học xong lớp bảy, nó đã nghỉ học. Ông la rầy, nó nói: “Ba có biết đọc chữ đâu, cũng đâu có thua ai?”. Ông đánh nó, nó lại ôm hình của má nó trên bàn thờ mà khóc, làm ông mủi lòng. Thôi cũng không nên ép khi lòng nó không muốn. Có điều nó còn quá nhỏ…
Ông bèn rước thầy về nhà dạy nó với hy vọng học được chút nào hay chút nấy. Chưa đầy ba bữa, thầy giáo đã vừa xá vừa chạy dài vì cái tính khí ngang ngạnh của nó. Thêm một vài thầy khác nữa, tình hình cũng không khá hơn.Ông đành chịu thua.Xưa nay ông vẫn quen cưng chìu nó, muốn gì được nấy. Nó mồ côi mà…
Hai mươi tuổi nó đòi cưới vợ. Đám cưới xong, ông giao luôn cái quán phở cho vợ chồng nó cai quản mà nuôi sống nhau. Phần ông sống bằng lợi tức của quán cà phê cho thuê ở tầng trệt.

Sau hai tháng đi Trung Quốc, ông Tửng trở về với gương mặt hớn hở. Nhưng chỉ vài ngày sau người ta thấy gương mặt ông héo như tàu lá cháy. Quán phở đóng cửa nghỉ trước, tiệm cà phê sau đó cũng dẹp luôn. Có hôm người ta còn nghe cả tiếng gây gổ và tiếng chén bát va đập vào tường. Không ai biết nhà ông Tửng đang xảy ra chuyện gì. Đã mấy ngày nay tôi không gặp ông. Qua người giúp việc, người ta biết ông định bán nhà.

Chuyện bắt đầu từ cái hôm ông Tửng vô tình ngồi uống cà phê gần bàn một ông khách thương buôn.
Xui khiến làm chi để họ nhận ra nhau là đồng hương để rồi mới có cái quyết định về thăm quê sau mấy mươi năm mịt mờ tăm cá. Qua những lần chuyện trò thăm hỏi. ông Tửng mừng đến nghẹn ngào khi nhận ra người khách buôn ấy là người cùng quê nơi ông sinh ra lớn lên.
Họ đi đến một thoả thuận; người khách buôn sẽ hướng dẫn ông về Trung Quốc sau khi đã thu gom đủ số hàng hoá cho một chuyến trở về. Chi phí xe tàu dọc đường ông Tửng lo tất. Cứ coi như là ông đi du lịch có ngưới hướng dẫn vậy. Thế là sau một tuần chuẩn bị, họ lên đường. Đó là giữa năm 1992, những cuộc buôn bán qua lại giữa biên giới hai nước đã có mòi dễ dãi. Những chuyến tàu Bắc-Nam chờ hàng hoá Trung Quốc vào tận TP.Hồ Chí Minh xuôi về các tỉnh miền tây, lên xuống nhận hàng như cơm bữa

Người khách cũng thuộc loại người có máu phiêu lưu, thích mua tận gốc bán tận ngọn. Những chuyến hàng của ông có khi kéo dài hàng tháng trời.
Quyết định của ông làm vợ chồng đứa con cảm thấy kỳ lạ. Chúng tỏ ra ái ngại vì tuổi tác và sức khoẻ của ông không thích hợp cho một chuyến đi xa như thế, nhưng vì thấy ông già hăng quá nên chúng không nỡ làm ông cụ mất hứng, đành phải chìu lòng, vì biết có cản cũng vô ích. Chúng biết tính ông khi đã quyết định chuyện gì thì khó lòng cản trở, đành cùng nhau sắp xếp hành lý cho ông. Chúng lo cho ông từng tí.

Vậy mà sau hai tháng đi xa trở về, nỗi mừng vui chưa kịp tan thì ông lại quyết định bán nhà đem tiền cho cái đám anh em chưa bao giờ biết mặt. Dĩ nhiên chúng phản đối kịch liệt để rồi cuối cùng cũng đành phải cúi đầu vì…tất cả mọi thứ giấy tờ chủ quyền đều do ông nắm giữ. Chọc giận có khi ổng bán luôn hai căn cũng chưa biết chừng. Thôi, tới đâu tính tới đó, giành được cái nào hay cái nấy.

Đêm đầy sao.
Những cơn gió lạnh mang ký ức xa xưa thông thốc thổi về. Ông Tửng hớp lấy hớp để tách trà và khẽ rùng mình. Ánh sao bắc đẩu nhấp nháy trên bầu trời thăm thẳm mênh mông. Những mắt sao như nhìn xuyên qua vũ trụ vô cùng tận, thấu suốt lẽ huyền vi của tạo hoá, bình thản nhìn về địa cầu như ta nhìn vào đàn kiến nhung nhúc đang đấu tranh sinh tồn. Ông thấy mình giống như một con kiến nhỏ bé, và hình dung cả nhân loại này chỉ là đàn kiến dưới mắt những vì sao đêm đang dõi theo một mô hình sống đang được nuôi cấy như một thứ vi khẩn trong phòng thí nghiệm, rồi đến lúc nào đó tự thân nó bị huỷ diệt để trở về với tĩnh lặng như hàng triệu tinh cầu khác.

Cơ thể ông rã rời. Nỗi buồn cứ đeo bám không rứt ra được. Ông không ngờ đến cuối đời nó lại đối xử với ông như vậy. Nếu mẹ nó còn sống không biết bà ấy sẽ giải quyết ra sao chuyện này.
Ông Tửng ngửa mặt thở dài, cố bình tâm quên cơn giận của những ngày qua, thử đặt mình vào hoàn cảnh nó. Ông thấy chùng xuống lòng mình một nỗi buồn quằn quặn.
Ừ! Thì từ lúc nhỏ đã biết kiếm và gìn giữ đồng tiền nên giá trị tiền bạc với nó quí như máu. Cũng giống như ông thời trẻ khi đã dấn thân đi tha phương cầu thực, theo miếng ăn trôi dạt vào đây để bám rễ vào những của cải kiếm được, ôm từng gốc cây cục đất do mình tạo ra mà quên cả đưởng về. Mồ côi mẹ từ nhỏ nên tự đôi tay đã biết quơ quào tích luỹ, hỏi làm sao nó có thể nhìn tài sản đội nón ra đi theo cái đám anh em cha căng chú kiết chưa một lần nghe ai nhắc nhở? Vả lại bề họ cũng đã yên rồi, đâu cần ông Tửng phải làm vậy?

Ông không ngờ phản ứng của con lại dữ dội đến thế. Lòng ông đã quyết không ai có thể cản được, nhưng hành động quyết liệt đến độ vô lễ ấy đã làm ông quá đau lòng. Cái tay luật sư hôm ấy nói gì nhỉ? Nếu ông Tửng chia chác không thoả đáng, tôi sẽ giúp thân chủ ra toà chia chác. Ra toà? Chuyện trong nhà mà phải mang ra toà sao? Ai nuôi nấng nó lớn dường ấy để rồi nó mướn luật sư chống lại ông?

Một cơn gió lạnh ùa về phía trước làm ông Tửng rùng mình ớn lạnh. Cái lạnh chạy dài theo sống lưng làm ông phát run. Đưa tay nâng một trong hai chiếc áo len tròng vào người, ông cảm thấy sự ấm áp lan toả như vòng tay của bà đang ấp ủ. Ôm chiếc áo còn lại vào long, ông như nhận ra cả mùi mồ hôi của người vợ đã tảo tần nuôi con khôn lớn trong thời loạn lạc. Bất giác ông đưa chiếc áo lên hít lấy hít để như muốn tìm lại hơi hướm người vợ trẻ ngày xưa. Hai chiếc áo len mà bà đã cố gắng đan cho thật nhanh trong những ngày ông trở về thăm lại quê hương để làm quà gửi về cho ” vợ chồng đứa con ở Việt Nam” -Theo cách nói của bà, nó đã vứt trả lại ông mấy ngày nay.

Chiếc đồng hồ dưới nhà điểm ba tiếng. Đã ba giờ sáng. Ngày xưa vào giờ này vợ ông đã thức dậy nấu cám và làm những việc vặt, lụi hụi dưới bếp một cách nhẹ nhàng để ông khỏi mất giấc ngủ, những việc mà ban ngày thị không làm được vì bận giữ con nhỏ không được rảnh tay. Ngay từ thuở ấy bà đã giỏi giang như thế mà cho đến bây giờ ông mới nhận ra. Bà cực nhọc cả đời. Còn ông? Ông đã làm gì cho bà và các con để có được sự trọng thị như bây giờ? Chỉ vì vài lời nói suông mà người phụ nữ ấy đã phải hy sinh lam lũ cả đời cho một dòng tộc hay nói đúng hơn là một người không ra gì như ông.
Ôi! Những lời lẽ trong cơn xúc động buổi chia ly ấy, đã trói chặt cả đời người. Bà đã vì ông mà quần quật không nghỉ ngơi, quyết chí nuôi con ăn học thành tài. Có nằm mơ cả trăm lần ông cũng không thể tưởng tượng được con mình có bằng cấp kỹ sư, tiến sỹ. 
 
Trời ơi, chỉ với đôi tay nhỏ bé bà đã ôm vào lòng một ý chí phi thường, nuôi các con học hành đến nhường ấy, làm rạng rỡ tông môn nhà ông đến nhường ấy, thử hỏi quì trước mặt bà cũng có đáng gì?
Hôm ấy ông đã làm như thế thật.

Khi chuẩn bị trở về Việt Nam, ông đã trịnh trọng thắp nén nhang trên bàn thờ Cửu Huyền, rồi trước mặt đông đủ con cháu, ông quay sang nhìn bà đang đứng bên cạnh. Ông nhìn thật chăm chú như muốn ghi rõ hình ảnh bà trước lúc chia tay. Bà ngước nhìn ông chờ đợi một lời răn bảo, hốt hoảng khi thấy ông quỳ thụp dưới chân mình, hai tay chống đất, đầu cúi thấp. Bà oà khóc, khuỵ xuống ôm chầm lấy ông sợ hãi. Suốt một thời trai trẻ, họ chỉ lạy nhau khi làm lễ phu thê giao bái trong buổi thành hôn…Còn bây giờ thì ông đang lạy bà…Con cháu vội vàng xúm lại dìu đỡ hai người đứng dậy. Nước mắt ông chạy dài trên hai gò má, tất cả như chết lặng, không gian như ngừng thở, chỉ cón tiếng khóc sụt sịt của mọi người-tất cả đều khóc. Họ khóc trong hạnh phúc tràn ngập.

Hôm ấy hai vợ chồng già dìu nhau lên ngọn đồi có cây đa, nơi đã chôn lá nhau cả năm đời nhà ông và phần đông dân làng ở đây. Cảnh vật không khác xưa là mấy, cây đa dù có thêm trên mình những vết sẹo lớn do đạn pháo nhưng vẫn sừng sững vươn cao những nhánh non tơ, xem ra vẫn chưa hề suy suyển trước bao thăng trầm của xã hội, chiến tranh, chế độ…Mọi thay đổi dường như chỉ diễn ra ở tận đâu đâu. Chính giờ khắc đó ông bỗng thấy đời người không hơn kiếp phù du.

Ông hỏi bà làm sao mà nuôi con ăn học được như thế. Bà ngồi xuống cạnh ông rồi tỉ tê kể lại…
Vài tháng sau khi ông ra đi, một người bạn cùng đi với ông lúc trở về báo tin rằng ông bị cướp giết chết trong rừng. Bà đau đớn vật vã suốt cả tuần, nhưng rồi còn phải nuôi con. Chúng nó còn thơ dại chưa biết nỗi mất mát quá lớn ập xuống đầu. Nhìn hai đứa con hồn nhiên đùa nghịch trên giường, bà bỗng nhớ lại từng lời nói của ông trước lúc chia tay, cảm thấy trách nhiệm đè nặng lên vai mình. Làm thế nào để nuôi dạy các con theo đúng như lời dặn của ông đây? Nhà nghèo quá lấy đâu ra tiền bạc nuôi con ăn học? Nghe người ta nói chế độ Cộng Sản là của người vô sản. Bà không cần biết thế nào là chuyên chính, thế nào là ưu việt, chỉ biết là nếu sống được nơi đó, con bà có thể được học hành mà không tốn tiền. Thế là bà chuẩn bị cơm đùm cơm nắm, dắt hai con ngược lên mạn bắc, tìm về hướng Diên An, nơi có căn cứ địa cách mạng…

Trước khi đi bà thắp hương trước mộ cha mẹ chồng, hứa chỉ quay trở lại khi đã làm tròn ước nguyện của chồng mình. Không thực hiện được điều đó, bà thề thà bỏ xác nơi xứ người…
Dắt hai con đi chưa được bao lâu thì quê nhà xảy ra binh biến.

Hai năm sau, bà trở thành chiến sĩ thi đua trong một đội sản xuất chỉ toàn là nữ. Hai đứa con đã có nhà trẻ của đội chăm sóc. Chúng được học hành còn bà rảnh tay lao động. Tối hai con lại về ngủ với bà. Cuộc sống nhẹ lo hơn hồi còn ở dưới quê. Bà an tâm khi thấy con mình ngoan ngoãn, chăm học, mạnh khoẻ và mau lớn như trái bầu trái bí. Cho đến cuối đời bà vẫn đoan chắc rằng vong hồn ông lúc nào cũng ở bên cạnh. Mỗi khi nhìn ánh mắt ông trên bàn thờ, bà thấy mình như được sưởi ấm. Tấm hình duy nhất chụp chung trong ngày cưới được bà phóng to. Gương mặt của ông trông thật hiền lành và cương nghị. Mỗi khi muốn dạy dỗ con điều gì, bà thường bắt đầu bằng câu:”Ngày xưa cha các con có dặn mẹ rằng…” điều gì tốt đẹp nhất bà đều gán hết cho ông. Ông như tấm gương sáng để các con noi theo mà sống cho đúng đạo nghĩa với mọi người xung quanh.

Mỗi năm, bà vui sướng trân trọng đặt lên bàn thờ ông những phần thưởng mà nhà trường trao tặng cho hai đứa con . Chúng học rất giỏi.
Ba mươi tuổi, thằng Đại bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Thằng Thứ đã là kỹ sư nông học. Bà bàn với hai con trở về quê để hương khói ông bà luôn, chứ mỗi năm về cúng một lần, nhang tàn khói lạnh, bà thấy có lỗi với tổ tiên
Đại không đi được vì trên đã bổ nhiệm làm trưởng khoa một trường đại học lớn ở Vân Nam. Chỉ có Thứ được phân công đúng nguyện vọng về được nơi quê nhà với chức vụ phó ban nông nghiệp. Riêng bà được cấp Huân chương “Vì sự nghiệp cách mạng” và được cho lại nền nhà trên mảnh đất cũ từ lâu đã bị trưng dụng.

Ngôi nhà xưa được tái hiện dù chất liệu có khác hơn, nhưng vẫn còn phảng phất dáng dấp cổ kính của quá khứ. Chính nhờ vậy mà ông Tửng nhận ra ngay khi đặt bước vào sân nhà mình.
Nhớ lại giây phút đó, ông Tửng vẫn còn hồi hộp.
Điều ông nhận ra ngay đầu tiên khi về đến làng là cây đa cổ thụ vẫn còn sừng sững trên đồi cao. Ông đứng lặng người nhìn lên. Nước mắt tự nhiên ứa ra rồi lăn dài xuống. Trong lòng ông có gì nao nao dâng thật khó tả.

Bàng hoàng như sét đánh, khi ông biết vợ và các con mình vẫn còn sống qua lời những người láng giềng. Người ta nói bà ở vậy không chịu thêm bước nữa, dù có nhiều người đã ngỏ lời và con bà cũng đồng ý. Ông tưởng mình đã nghe lầm khi biết hai con đều thành đạt, có địa vị trong xã hội.
Bước vào sân nhà trong trạng thái kẻ mộng du, ông Tửng ngẩn ngơ nhìn từng gốc cây, chậu kiểng.Từ cánh cửa mở rộng, ông nhìn sâu vào trong, bần thần khi thấy chiếc bàn thờ đặt giữa nhà có hình ông trên đó.

Một cô bé khoảng độ mười lăm mười sáu tuổi, đang ngồi vắt vẻo trên cây mận bên hông nhà vội vã leo xuống khoanh tay chào ông rồi ra sau gọi bà. Sau này ông mới biết nó là cháu nội của mình - con của thằng Thứ.

Ông Tửng bước vào nhà mà tim như muốn vỡ tung. Ông muốn chạy theo con bé ra tận nhà sau để được gặp bà ngay nhưng cố kềm chế. Ông nghe rõ từng bước chân chậm rãi rõ dần…rõ dần…. Bà hiện ra, bình thản nhìn ông cúi chào. Trong tai ông nghe loáng thoáng một câu gì đó nhưng ông không để ý. Ông cố nhìn bà mà sao hình ảnh cứ nhoè đi. Sao dạo này ông hay khóc thế không biết? Động một tí là nước mắt ứa ra. Ôi, bà vẫn còn phảng phất nét quen thuộc của ngày xưa cho dù mái tóc đã như sương như khói. Ông chết lặng khi nhận ra bà vẫn còn đeo đôi bông tai búp mù u bằng bạc mà ngày còn chung sống với nhau ông đã mua tặng bà.
Ngày ấy nhà nghèo, thấy vợ cực khổ, nhân một chuyến đi chợ thay vì mua thêm vài món gia dụng trong nhà, ông lại mua đôi bông tai. Bà cằn nhằn ông phung phí nhưng trong ánh mắt lại lấp lánh niềm vui. Đôi bông tai bằng bạc không đáng giá bao nhiêu, vậy mà bà vẫn đeo nó cho đến bây giờ.

-Xin lỗi ông tìm ai?
Ông vẫn đứng lặng im.
Cô cháu gái nép vào bên cạnh ôm một bên cánh tay của bà, ngỡ ngàng nhìn giọt nước mắt của ông khách lăn dài.
Bà cũng cảm thấy kỳ lạ trước thái độ kỳ quặc của ông khách xa lạ. Định hỏi thêm một lần nữa thì từ ông khách, một giọng nói nghèn nghẹn, khàn khàn, đứt đoạn thốt ra:
-Má thằng Đại… Bà… Bà… Không nhận… ra tôi… hay sao?
Bà lão đột nhiên thấy sống lưng lạnh toát, chân tay mềm nhũn, chỉ thốt lên được mấy câu:
-Ông… Ông… là… Ba… Ba…
Rồi ngã vật ra ngất đi.

Đại đáp máy bay về nhà mẹ ngay tối đêm đó khi nhận được cú điện thoại với nội dung: ”Ba còn sống, về gấp” mà Thứ đã gọi cho anh bằng một giọng run rẩy trong ống nghe.
Những ngày sau đó khỏi phải nói họ vui biết nhường nào. Những lời chúc mừng của hàng xóm, sự lăng xăng chăm sóc của mấy đứa cháu nội với mẹ của chúng- Hai nàng dâu hiền lành xinh như mộng, những bữa cơm ăn mừng sum họp con cháu vây quanh gắp thức ăn cho ông đầy vun cả chén. Thưa cha uống trà, thưa nội dùng cơm…Ôi, ông là trứng mỏng, cứ như chỉ cần một cử chỉ , một lời nói vô ý làm ông phật lòng có thể làm ông vỡ tan ra vậy. Ông như đắm chìm trong niềm hạnh phúc sung sướng tuột cùng.

Ngước lên cây đa, ông hỏi bà:
-Cuống rốn và nhau của mấy cháu bà có chôn ở quanh đây?
Bà gật đầu chỉ về một hướng:
-Thằng Đại nó chôn rốn con nó ở đây, thằng Thứ bên cạnh đó.
Ông cầm tay bà lên:
-Bà này
-Dạ
-Giờ mà còn dạ nỗi gì?
Bà cười bẽn lẽn:
-Ông muốn nói gì thì nói đi.
Ông hóm hỉnh:
-Từ hôm về đến nay tôi với bà chưa động phòng
Bà đấm mạnh vào lưng ông cười:
-Quỷ cái ông này, có cho vàng ông cũng …động không nổi
-Thế thì “động” ngay ở đây nhé!
Bà sợ hãi:
Chết!không được nói đùa ở đây, thần thánh quở chết đấy!
Ông giật mình im lặng. Một lát sau ông nói:
-Tôi sẽ tranh thủ về đây sớm ngày nào hay ngày ấy.

Hôm ấy ông đã hứa với bà sẽ trở qua trong một ngày không xa để cùng bà sống nốt quãng đời còn lại. Ông còn nói nguyện ước cuối cùng là được chết nơi chôn nhau cắt rốn, được gần gũi mồ mả tổ tiên và được nằm cạnh bà. Bà đã cảm động ứa nước mắt khi ông cầm tay bà nâng lên áp vào má ông thật lâu, cử chỉ âu yếm mà ngày xưa chỉ những lúc ông xúc động mãnh liệt mới có được. Năm mươi năm bà mới có cảm giác bồi hồi như ngày nào còn ở cạnh ông. Cử chỉ ấy thay vạn lời nói. Ông bảo rằng lâu lắm là khoảng độ ba bốn tháng sẽ trở về bên cạnh bà vĩnh viễn. Còn giờ ông phải trở qua Việt Nam để thu xếp chuyện nhà …Bà ngước nhìn ông tin tưởng.

Chưa bao giờ ông hé lộ quyết định của mình cho bà biết. Ông muốn ngày trở về với bà, sẽ là một bất ngờ với mớ tài sản chắt chiu cả đời, mang về đây chia sẻ các con để chúng phát huy cơ nghiệp. Ý định bán bớt một căn nhà cứ bám riết ông trên đường về. Cho đến hôm nay gần như đã thực hiện xong. Nhưng bên cạnh là một mất mát lớn, đó chính là tình cảm của đứa con Việt,giờ đã không còn coi ông là cha nó nữa.

Một cơn gió mang hơi lạnh từ phương Bắc tràn qua người, quợn thêm chút hương lài từ bên sông đưa sang làm ông Tửng cồn lên nỗi nhớ miên man. Ông tròng thêm chiếc áo len còn lại vào người như kiếm tìm hơi ấm của người vợ tấm mẳn năm xưa mà cõi lòng tan nát, nước mắt lưng tròng. Ông thương bà biết nhường nào, nhưng liệu có ích gì khi lòng còn chút lưỡng lự. Không ngờ người như mình lại có kẻ xem như thần thánh. Một lời nói ra là khuôn vàng thước ngọc. Niềm xấu hổ chạy dài theo sống lưng bất giác làm ông ôm lấy đôi vai rùng mình. Đôi vai chưa một lần chung gánh san sẻ những nặng nhọc trên cuộc đời người vợ tảo tần. Ông đã chạy trốn trách nhiệm một cách hèn nhát. Hào quang từ căn nhà ấm áp ấy ông đâu xứng đáng được hưởng, vậy mà nó hoàn toàn thuộc về ông, từ ông toả ra tựa ánh sáng của đấng Như lai toàn năng.

Cả tháng nay niềm tủi hổ luôn dày vò không lúc nào nguôi ngoai. Ông nhớ đứa cháu nội bụ bẩm luôn theo ông bập bẹ bằng tiếng quê hương mà ông nghe càng thêm xót xa hổ thẹn. Thằng bé thật dễ thương, chỉ mới mấy ngày mà ông với nó mến nhau kỳ lạ, tưởng không thể nào rời xa được nữa. Sợi dây thiêng liêng vô hình kết chặt từ thẳm sâu huyết quản khiến vừa gặp đã mến ngay. Nó hôn ông bên má thật ngọt ngào khiến ông rộn lên niềm hạnh phúc ngập tràn.

Ông đã quyết định rồi, cho dù có bán được bao nhiêu đi nữa, ông vẫn phải bán một căn nhà, chừa nó lại một căn. Có như vậy hoạ hoằn lương tâm mới được yên ổn phần nào.
Chuông đồng hồ dưới nhà vọng lên bốn tiếng. Ông Tửng đột nhiên rùng mình ớn lạnh. Cơn ho nổi lên bất chợt làm ngực ông đau nhói. Ông Tửng bỗng nhiên thấy bầu trời chao đảo, những vì sao như chùm pháo bông đột nhiên vụt sáng lên rồi tắt ngấm. Ông thiếp đi.

Sáng sớm, người giúp việc tìm thấy ông trên sân thượng khi tay chân đã lạnh cóng, hơi thở còn yếu ớt, vội la toáng lên, cùng mọi người khiêng ông xuống nhà .
Bác sĩ nói ông bị cảm lạnh, cố gắng nghỉ ngơi uống thuốc vài ngày sẽ khoẻ lại.
Mỗi sáng sang thăm ông, tôi có cảm giác sức khoẻ của ông ngày càng suy sụp, dù ông vẫn còn nằm nói chuyện với tôi rất tỉnh táo. Những ngày ấy tôi để ý có nhiều người lạ cũng đến thăm và cùng ông bàn bạc chuyện gì đó mà vì lịch sự, tôi thường rút lui trước khi họ ngồi xuống chuyện trò.
Một hôm ông Tửng cho người mời tôi sang. Khi bước vào phòng, tôi hơi ngỡ ngàng khi thấy vợ chồng thằng con cũng đang ở đó với một người đàn ông lạ. Tôi kéo ghế lại sát chiếc giường ông nằm, ngồi xuống cạnh mọi người chờ đợi. Mặt ông trắng bợt, hơi thở yếu ớt, chắc là không qua khỏi…
Thì ra ông muốn tôi là nhân chứng cho tờ di chúc. Người đàn ông lạ kia chính là luật sư mà ông bảo thằng con mời đến.

Trong di chúc đại khái nói rằng ông đồng ý bán một căn nhà cho ông B…với giá một trăm hai mươi lượng vàng. Cho vợ chồng con ông là…hai mươi lượng làm vốn và một căn nhà còn lại, với điều kiện con ông phải có trách nhiệm mang hài cốt của ông về Trung Quốc giao cho vợ lớn của ông là bà…cùng với một trăm lượng vàng.

Ông cũng cho tôi một số tiền kha khá để làm vốn.
Hai ngày sau, ông chết
Chết mà không nhắm mắt.Dù mọi người đã làm đủ cách mà mắt ông vẫn mở trừng trừng. Có lẽ ông còn giận thằng con riêng của vợ, hay là vì lời hứa trở về quê hương không bao giờ còn có thể thực hiện được. Ngày xưa khi ra đi ông cũng hứa với bà là sẽ quay về . Cho đến cuối đời ông lại hứa với bà thêm một lần nữa. Cả hai lần ông đều thất tín.

Sau khi hoả táng cho ông xong, con trai ông mời tôi sang nhà bàn chuyện. Hắn rót rượu mời tôi một cách kính cẩn , dù tuổi đời tôi hơn hắn chưa đầy nửa con giáp. Bàn nhậu chỉ có tôi và hắn. Chúng tôi vừa ăn nhậu, vừa nhắc đến ông với lòng kính trọng vô biên. Nào là trên đời này khó có thề kiếm được người nào thương vợ và con của vợ như ông. Nào là hiếm có người giỏi giang, thương người, hiền lành, nhân hậu như ông. Nào là…Tóm lại, nhân lễ trí tín ông đều hơn người…
Cứ thế, tôi với hắn vừa nhậu vừa liệt kê và phóng đại những đức tín vừa có vừa không của ông cho đến lúc cả hai đều cườm cườm say.

Hắn kéo ghế ngồi gần, choàng tay qua vai tôi rồi nói rằng hắn có một sáng kiến có thể làm cho tôi thoát khỏi sự nghèo khó. Tôi hỏi sáng kiến đó là gì? Hắn ngồi ngay ngắn lại và nói thì thầm vào tai tôi như những lời tâm sự:
-Tôi đã hứa với ba tôi rằng sẽ mang hài cốt của ông về quê trong một ngày gần nhất, nhưng lúc này công việc ngập đầu không thể đi ngay được. Tôi định trước sau gì rồi cũng thực hiện ý muốn của ông già, nhưng lúc này, tôi cần một số vốn lớn để làm ăn.
Anh hãy giúp tôi giữ yên lặng cho đến khi nào tôi thành công phi vụ này. Kiếm được nhiều tiền tôi sẽ cho anh thêm, giờ thì anh hãy tạm cầm lấy hai cây vàng cùng với số tiền mà ba tôi đã hứa cho anh mà về làm vốn.

Hắn nói xong móc trong túi quần một gói nhỏ đưa tôi.Tôi mở ra và choáng người. Vàng. Cả một đời tôi chưa cầm một phân vàng, nói chi đến hai cây, mà lại là “cầm tạm” nữa chứ! Có nghĩa là những lần “cầm” sau sẽ nhiều hơn. Chỉ mua sự im lặng thôi mà! Đâu có phải là giết người, cướp của hay trộm cắp, hiếp dâm? Với hai cây vàng này so với người khác, có lẽ không nhằm nhò gì nhưng với tôi nó có thề giúp tôi thực hiện những ước mơ từ lâu ấp ủ. So với thau xôi và cái tủ đồ nghề sửa chìa khoá thổ tả của tôi thì hai cây quả là gia tài . Vả lại hắn chỉ mượn tạm vốn của ông già hắn chứ phải ăn cắp của ai đâu? Xong rồi hắn sẽ trả kia mà!
Lòng tôi rộn rã nhưng còn thấp thỏm:
-Còn luật sư thì sao?
Hắn cười vỗ vỗ vào lưng tôi:
-Yên chí đi , tôi đã lo cho hắn xong rồi. Hắn cũng sẽ câm miệng.

Hắn dùng từ ”câm miệng” một cách trịch thượng nhưng tôi không thấy giận, vì tôi đang cầm chặt trong tay hai cây vàng.

Hai tháng sau, vợ chồng hắn bán nốt căn nhà còn lại rồi biến đi đâu biệt tăm. Bán một cách âm thầm không ai hay biết. Cứ như là hắn thuê người khác bán phở dùm hắn vậy….Còn hắn đã đi biệt dạng cả tuần không ai để ý. Mãi đến khi người chủ mới dọn đến ở , người ta mới biết hắn bán nhà đã được hơn tháng. Hủ tro hài cốt của ông Tửng nghe nói hắn gửi cho một ngôi chùa gần đó.
Tôi vẫn không lấy đó làm buồn vì dẫu sao mình còn lời chán

Bốn tháng sau, tôi tình cờ nghe trên đài Tiếng Nói Việt Nam một tin nhắn nghe sởn da gà:
- “Con là Lý Quốc Đại, nhắn tin cha là Lý A Tửng, trước ở làng…huyện….thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sang Việt Nam năm….Hiện đang cư ngụ tại tỉnh L…Mẹ đang đau nặng mong được gặp cha, vậy cha đang ở đâu hãy điện thoại về số…Con hiện đang ở khách sạn P…Ai biết cha tôi đang ở đâu, hãy liên lạc địa chỉ trên, xin hậu tạ.”

Liên tiếp ba ngày, ngày nào tôi cũng nghe tin nhắn trên, đến độ thuộc lòng. Cuối cùng chịu không nổi tôi bèn tìm đến địa chỉ trong tin nhắn để tìm gặp con ông. Tiếp tôi là một người đàn ông có khuôn mặt hao hao giống ông Tửng, trạc năm mươi tuổi, và một thanh niên nhỏ con trắng trẻo. Sau khi bắt tay người đàn ông, tôi nói luôn rằng hiện tôi biết ông Tửng đang ở đâu, rồi kể hết những gì mà tôi biết (trừ cái việc tôi đã nhận hai cây vàng). Tôi phải nói một cách chậm rãi để anh bạn trẻ dịch từ từ. Người đàn ông rớt phịch xuống ghế, rũ xuống, mặt xanh tái, nói những câu gì đó bằng tiếng Trung Quốc với người trẻ. Người thanh niên nói lại với tôi:
-Ông ấy nói tiền bán nhà gì gì đó, không quan trọng và cũng không cần gặp cái thằng đó, ông ta chỉ muốn biết hài cốt của cha ông hiện đang ở đâu để ổng mang về Trung Quốc cho kịp vì mẹ ông đang bệnh nặng.

Tôi cùng họ lên xe đi đến ngôi chùa . Ông Từng quả nhiên được thằng con cho vào đây kề cận với vài chục cái hủ sành khác. Mỗi hủ hài cốt đều kèm theo một tấm ảnh và bài vị, nhờ thế tôi dễ dàng nhận ra. Sau khi làm đúng thủ tục nhận lại hài cốt, ông Đại hậu tạ tôi một phong bì dày cộm nhưng tôi không dám nhận. Mấy ngày qua tôi đã xấu mình lắm rồi, giờ lại gặp thêm ánh mắt của ông Tửng đang nhìn tôi như trách móc bên cạnh hủ hài cốt, lòng dạ nào còn dám đứng đây mà nhận hậu với tạ. Nói dối rằng phải ra sau chùa có chút việc, tôi biến.

Thấm thoát thế mà đã mười năm. Ôi! Mỗi thập niên trong đời người như mỗi chặn đường. Mỗi thập niên là một ngã rẽ của cuộc đời. Đi lên hay xuống có khi phụ thuộc vào bản chất của từng con người. Mười năm ngoái nhìn lại mình một lần, có khi cũng rút ra được một vài bài học cho cả phần đời còn lại. Tiền bạc đến bất ngờ dễ đẩy ta xống vực nhanh hơn. Nếu như ngày xưa tôi không có hai cây vàng ấy thì vợ tôi sẽ không đứng ra làm chủ hụi, không trở thành con người nanh nọc và cũng không bị giật nợ đến độ phải nợ lại nhiều người, đến phải bỏ trốn…Nếu như ngày ấy vợ tôi cứ bán xôi, còn tôi cứ làm anh thợ sửa chìa khoá mà vợ chồng tôi vẫn vui vẻ sum vầy đầm ấm, có đâu như ngày nay chồng một nơi, vợ một nẻo, cả năm chỉ gặp một vài lần.
Còn hắn?

Hắn hình như cũng không khá gì hơn. Với cái cách sum xoe của hắn đối với khách nhậu bình dân đủ thấy số phận hắn không khác khi xưa là mấy. Chỉ khác là mười năm trước hắn bán phở bò còn bây giờ hắn bán những món nướng, ngày xưa hắn ở Long Xuyên còn giờ đây hắn ở Đà Lạt. Tôi và hắn đều là những thằng khốn nạn xấu xa. Đã biết rõ về nhau thì gặp nhau làm gì. Hắn thì tôi chưa biết như thế nào, riêng số phận tôi, tôi biết rất rõ, đó chính là quả báo mà tôi đã gây ra. Tôi phải lấy hành vi bỉ ổi mà mình đã phạm phải, đặt tên cho truyện ngắn này để tự nhắc rằng không được sai phạm thêm lần nữa.
Còn hắn? Tôi không muốn thấy mặt hắn.
mãi mãi cho tới chết.

DƯƠNG HUY HOÀNG

34 nhận xét:

  1. GT nhận Tem vàng ENTRY dài nầy rồi đọc sau nha HP.
    Mến
    http://3.bp.blogspot.com/-_4vRvc6R4I0/VpNO0WIUqyI/AAAAAAAAA9o/G5jckizSlrU/s1600/7d9910ef.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://img1.baza.vn/upload/products-var-RLa2aOv8/2tyZBz9jlarge.jpg

      Teeemmm vàng Gia Tuệ !

      Xóa
  2. Ôi câu chuyện sao dài thế . Tem bạc trước đã ..Hihihi . Cuối tuần vui vẻ , may mắn HA nhé !

    http://data.photofunky.net/output/image/d/f/b/0/dfb081/photofunky.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://benh.vn/upload/image/dungbacdanhgio_benhvn(1).jpg

      Teeemmm bạc tặng MT!

      Xóa

  3. ghé thăm PH.đc đọc một câu chuyện với hai mặt tốt xấu trong tính cách các nhân vật...
    tình cảm của sự xa cách được tác giả đẩy lên khi viết "Ba còn sống, anh về gấp.."- thật xúc động.
    chúc ngày mới vui nhé bn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i1184.photobucket.com/albums/z335/tranthuytruc1/Tong%20hop/tem1110ocircng_zpsa4d6d072.jpg

      Cám ơn Mưa chia sẻ và đồng cảm, chúc vui nhé !

      Xóa
  4. HN sang thăm thấy truyện của t/g DHH nhưng chưa có t/g xem ...hihi.
    Chúc anh ngày cuối tuần vui khỏe nhiều thương yêu & hp !

    http://i1004.photobucket.com/albums/af169/tieuyeu_nt/s-a_107.gif
    Mời anh dùng trà xuân mje1 anh ...hihi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://img1.imagehousing.com/65/45f558c019994ea1d953ac620ccc872e.gif

      Hihih em vui nhiều nhé !

      Xóa
  5. http://4.bp.blogspot.com/-Rs_VKez9QKc/UTKjtLGQJMI/AAAAAAAAAjs/xrgiwvUPdFw/s640/1.gif
    Chúc Hung Phi có những ngày nghỉ cuối tuần với thật nhiều niềm vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://d4.violet.vn/uploads/blogs/727590/cafe.gif

      Đẹp quá hihih mời anh cafe !

      Xóa
  6. Thăm HA Anh và nói Yến em vẫn ổn ạ ! Rảnh chút Y em sẽ đọc bài sau nha HA Anh ...Vui khi có HA Anh quan tâm nè hihi...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://lh6.googleusercontent.com/-7S1g6BEcIAE/VkM2iCtKzII/AAAAAAAAZlo/zajLi7lzWxA/w346-h461-no/_____%2B%25D0%25BE%25D0%25B7%25D0%25B8%25D1%2582%25D0%25B8%25D0%25B2%2B30-5.gif

      Mời em, chúc em luôn an lành !

      Xóa
  7. Mời cafe xuân chúc mừng bài viết khá hay bạn HA nè,cuối tuần an nhiên bạn nhé.
    http://i963.photobucket.com/albums/ae113/ngocdung26769/1304012113_21218115_zpsyknwi3ij.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://nicole.fond-ecran-image.com/blog-photo/files/2008/12/bouquet-final-avec-boules-colorees1.gif

      Cám ơn Ngọc Dung , luôn vui nhé !

      Xóa
  8. Thăm HA,truyện ngắn của tác giả DHH khá dài,đọc chưa kỹ lắm...
    Chúc em cuối tuần nhiều vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i988.photobucket.com/albums/af10/phudungtim267/h472.gif

      Em mời anh cafe an lành !

      Xóa
  9. hihi....HP ơi truyện nầy em phải sửa lại là TRUYỆN DÀI mới đúng.
    Chúc em luôn có nhiều niềm vui nhé .
    =========
    https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/18/dc/5c/18dc5c0fd716b9c906e52a6b7d905291.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/28/82/a9/2882a9d910f22b605ba4890a2720ebf9.jpg

      Em mời chị cafe ạ! Chúc chị an vui !

      Xóa
  10. Cảm ơn em đã đăng 'truyện ngắn" của anh. Thú thật, bản thân anh cũng ngán huống hồ độc giả. Thời buổi này nhanh,gọn,nhẹ còn chưa thấy gì...Vì nể nang mà đăng thật tội nghiệp em. Làm hỏng trang bpog của em, anh ái ngại lắm. Hay là em bỏ truyện này đi Hùng ơi ! Anh sẽ cố gắng làm thơ để được em đăng. truyện này mấy chục năm, lạc hậu lắm rồi. Hãy dành đất cho những bạn trẻ.Thế nhé ! Thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i1067.photobucket.com/albums/u422/thienngavu1/Godmorning.gif

      Truyện hay mà anh. Cafe nhé anh !

      Xóa
  11. Em sẽ đọc. E nghĩ câu chuyện hay đây!
    Cảm ơn t/g DHH và A HA ah!
    http://yvonne92110.y.v.pic.centerblog.net/d80425c7.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/f3/ab/8c/f3ab8ce23b9c00b72f52ee824cf71f34.jpg

      Đọc chưa em, cafe nhé !

      Xóa
  12. Bài này viết được đấy, có chất văn chương, đời thường và đôi chỗ ngầm hóm hỉnh... (có vài lỗi chính tả). Tuy nhiên, mình không theo dõi lâu để hiểu ý câu chuyện, híc..., vì đây là blog.
    Qua thăm bạn, chúc tối vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://anh.eva.vn/upload/3-2012/images/2012-09-19/1348068761-ca-phe-cappuccino.jpg

      Cám ơn anh, mời anh cafe ạ!

      Xóa
  13. sang đọc truyện ngắn
    chúc luôn vui khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://lh5.googleusercontent.com/-YK-QJKlse0E/UlXrRjNFTFI/AAAAAAAA-zY/ZsH8jHUnOuE/w426-h757/autumncoff_67PnW02r.gif

      Mời anh cafe ạ!

      Xóa
  14. Sang thăm em HP đọc truyện hay. Chúc em buổi tối ấm áp và hạnh phúc em nhé. Thân mến
    https://ngocliennguyen.files.wordpress.com/2016/01/cafe21.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i963.photobucket.com/albums/ae113/ngocdung26769/tea17_zpsl41ott5r.gif

      Em cám ơn chị, luôn an lành ạ!

      Xóa
  15. Mời A HA Cafe sáng ah! Chúc Anh ngày mới đầu tuần vui, may mắn nhé anh.
    http://artemias.a.r.pic.centerblog.net/3a89fad2.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://yvonne92110.y.v.pic.centerblog.net/a26b0138.gif

      Em vui nhiều nhé !

      Xóa
  16. Truyện ngắn hay lắm em trai (~_~)

    http://anhdep.pro/wp-content/uploads/2014/12/hinh-dong-hoa-hong-xanh-dep-lung-linh-7.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://1.bp.blogspot.com/-b3BcpyzfRis/Vmehnmrf3HI/AAAAAAAAACU/l3tIJxOWF_c/s320/FB_IMG_1449576919162.jpg

      Em cám ơn chị, chúc chị an vui ạ!

      Xóa
  17. Tuần mới tràn niềm vui em nhé (~_~)

    http://i842.photobucket.com/albums/zz343/tieuthu_nt/b4.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/eb8d6866ea9d8273ce92f45cc6710fed/2014/01/27/wine2/cach-thuong-thuc-cua-nguoi-sanh-vang.jpg

      Mời chị ly rượu ấm lòng !

      Xóa

Bạn chỉ cần copy link hình dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ.